Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản “Tuyên ngôn Độc lập” lịch sử, trịnh trọng tuyên bố trước toàn thế giới về sự ra đời của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam). Bản Tuyên ngôn Độc lập về quyền con người, quyền dân tộc và sự thống nhất biện chứng giữa quyền con người và quyền dân tộc, về khát vọng và tinh thần đấu tranh kiên cường để giữ vững nền độc lập, tự do, do Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo, đến nay, vẫn vẹn nguyên giá trị.
Thắng lợi của khởi nghĩa ở Hà Nội đã tạo nên chuyển biến nhảy vọt của Tổng khởi nghĩa, đồng thời tạo điều kiện để Trung ương và Chủ tịch Hồ Chí Minh về tiếp tục chỉ đạo Tổng khởi nghĩa, xúc tiến chuẩn bị ngay cho việc ra đời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tiến hành các hoạt động đối ngoại.
Ngày 21/8/1945, nhiều ủy viên Trung ương Đảng đã về Hà Nội. Ngày 25/8/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ Tân Trào (Sơn Dương, Tuyên Quang) về tới Hà Nội.
Sau khi nghe báo cáo tình hình khởi nghĩa ở Hà Nội, chiều 26/8/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh triệu tập và chủ tọa phiên họp của Ban Thường vụ Trung ương Đảng, tổ chức tại số nhà 48 phố Hàng Ngang, để bàn những nhiệm vụ cấp bách của nhà nước cách mạng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh nhất trí với chủ trương của Ban Thường vụ mở rộng thành phần Ủy ban giải phóng dân tộc và sớm công bố danh sách của Ủy ban cho toàn dân biết, chuẩn bị bản Tuyên ngôn Độc lập và tổ chức cuộc mít-tinh lớn ở Hà Nội để Ủy ban giải phóng dân tộc ra mắt nhân dân. Ngày ra mắt của Ủy ban cũng là ngày Việt Nam tuyên bố thành lập chính thể dân chủ cộng hòa.
Ngày 27/8/1945, Ủy ban giải phóng dân tộc họp tại Hà Nội. Tại cuộc họp này, theo đề nghị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Ủy ban giải phóng dân tộc Việt Nam do Quốc dân Đại hội (Tân Trào) bầu ra được cải tổ thành Chính phủ cách mạng lâm thời, nhằm đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân, các đảng yêu nước và những nhân sĩ tiến bộ. Một số ủy viên Việt Minh tự nguyện rút khỏi Chính phủ để nhường chỗ cho các thành phần khác, có cả những người đã từng tham gia trong chính quyền cũ.
Hành động tự nguyện rút khỏi Chính phủ để nhường chỗ cho các thành phần khác của một số ủy viên Việt Minh được Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá: “Đó là một cử chỉ vô tư, tốt đẹp, không ham chuộng địa vị, đặt lợi ích của dân tộc, của đoàn kết toàn dân lên trên lợi ích cá nhân”.
Cũng trong ngày 27/8/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp các vị bộ trưởng trong Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngày hôm sau, danh sách Chính phủ gồm 15 thành viên do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu được công bố trên các báo ở Hà Nội.
Từ ngày 28/8/1945, theo sự phân công của Ban Thường vụ Trung ương Đảng, tại chiếc bàn ăn trên gác hai nhà số 48 phố Hàng Ngang, Chủ tịch Hồ Chí Minh tập trung trí lực và tình cảm soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập. Nhằm huy động trí tuệ tập thể, ngày 30/8/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mời một số đồng chí đến trao đổi, góp ý kiến vào văn kiện lịch sử quan trọng này.
Chủ tịch Hồ Chí Minh trào dâng niềm xúc động, vì trong quá trình hoạt động cách mạng “đã viết nhiều, nhưng đến bây giờ mới viết được một bản Tuyên ngôn như vậy”. (Trích cuốn Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, tác giả Trần Dân Tiên, trang 122)
Sau khi suy ngẫm, trăn trở, ngày 31/8/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định bổ sung một số điểm vào bản Tuyên ngôn, hoàn chỉnh bản khai sinh của nước Việt Nam vừa giành được độc lập.
Bản Tuyên ngôn Độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh dự thảo được Ban Thường vụ Trung ương Đảng nhất trí thông qua trước khi công bố trước toàn thể nhân dân Việt Nam và thế giới vào ngày 2/9/1945 tại Hà Nội.
Cùng với dự thảo bản Tuyên ngôn Độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn chỉ đạo chuẩn bị ngày quốc lễ 2/9/1945.
Từ ngày 28/8/1945, theo sự phân công của Ban Thường vụ Trung ương Đảng, tại chiếc bàn ăn trên gác hai nhà số 48 phố Hàng Ngang, Chủ tịch Hồ Chí Minh tập trung trí lực và tình cảm soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập. Nhằm huy động trí tuệ tập thể, ngày 30/8/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mời một số đồng chí đến trao đổi, góp ý kiến vào văn kiện lịch sử quan trọng này.
Chủ tịch Hồ Chí Minh trào dâng niềm xúc động, vì trong quá trình hoạt động cách mạng “đã viết nhiều, nhưng đến bây giờ mới viết được một bản Tuyên ngôn như vậy”. (Trích cuốn Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, tác giả Trần Dân Tiên, trang 122)
Sau khi suy ngẫm, trăn trở, ngày 31/8/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định bổ sung một số điểm vào bản Tuyên ngôn, hoàn chỉnh bản khai sinh của nước Việt Nam vừa giành được độc lập.
Bản Tuyên ngôn Độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh dự thảo được Ban Thường vụ Trung ương Đảng nhất trí thông qua trước khi công bố trước toàn thể nhân dân Việt Nam và thế giới vào ngày 2/9/1945 tại Hà Nội.
Cùng với dự thảo bản Tuyên ngôn Độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn chỉ đạo chuẩn bị ngày quốc lễ 2/9/1945
Ngày 2/9/1945, Hà Nội được vinh dự thay mặt các địa phương trong cả nước, tổ chức ngày lễ độc lập để Chính phủ lâm thời ra mắt đồng bào; đồng thời nước Việt Nam chính thức công bố quyền độc lập và thiết lập thể chế dân chủ cộng hòa.
Từ sáng sớm, cả Hà Nội bừng lên trong màu cờ đỏ sao vàng và đèn, hoa rực rỡ. Những biểu ngữ lớn bằng chữ Việt, Pháp, Nga, Anh, Trung Quốc chăng khắp các đường phố: "Nước Việt Nam của người Việt Nam”, “Độc lập hay là chết", "Ủng hộ Chính phủ lâm thời", "Ủng hộ Chủ tịch Hồ Chí Minh”...
Từ giữa trưa, nhân dân thành phố và các vùng lân cận đã cuồn cuộn đổ về quảng trường Ba Đình, nơi dựng lễ đài Độc lập; tràn ngập các phố chung quanh.
Đúng 14 giờ, các thành viên của Chính phủ lâm thời bước lên lễ dài". Bài Tiến quân ca vàng lên hùng tráng, lá cờ đỏ sao vàng được từ từ kéo lên. Một rừng cánh tay to lớn chào, bàn tay nắm lại.
Trong không khí trang nghiêm, Chủ tịch Hồ Chí Minh trang trọng đọc bản Tuyên ngôn Độc lập lịch sử, tuyên bố với toàn thể nhân dân, với thế giới nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa độc lập, tự do ra đời.
Tuyên ngôn Độc lập mở đầu bằng một chân lý vĩnh cửu và phổ biến "Tất cả mọi người đều sinh ra bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc", "Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sưởng và quyền tự do", "Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được".
Tiếp đó, Tuyên ngôn Độc lập tố cáo và lên án những tội ác của thực dân Pháp. Chúng đã “lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta”, thực hiện một chính sách cực kỳ phản động trên tất cả các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội... Mùa thu năm 1940, phát-xít Nhật xâm lược Đông Dương, thực dân Pháp đã quỳ gối đầu hàng, không “bảo hộ” cho ta mà “bán” nước ta cho Nhật. Từ đó, dân ta chịu hai tầng xiềng xích: Pháp và Nhật. Từ đó, dân ta càng cực khổ nghèo nàn. Sau ngày 9/3/1945, thực dân Pháp thua chạy, dã man và hèn hạ hơn nữa, “chúng còn nhẫn tâm giết nốt số đông tù chính trị ở Yên Bái và Cao Bằng”.
Tuyên ngôn Độc lập nêu cao tinh thần khoan hồng và nhân đạo của nhân dân ta, giương cao ngọn cờ chính nghĩa và chính sách đúng đắn của Mặt trận Việt Minh như cứu người Pháp ra khỏi nhà giam Nhật, bảo vệ tính mạng, tài sản cho họ... sau ngày 9/3/1945.
Sau khi phân tích tình hình nước ta từ mùa thu năm 1940 đến khi nhân dân ta nổi dậy giành chính quyền, bản Tuyên ngôn Độc lập nhấn mạnh: “Sự thực là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam tự tay Nhật, chứ không phải tự tay Pháp. Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa".
Bản Tuyên ngôn Độc lập trịnh trọng tuyên bố nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời; thủ tiêu hoàn toàn chính quyền thực dân, phong kiến, khẳng định quyền tự do, độc lập của dân tộc Việt Nam trước toàn thể nhân dân Việt Nam với toàn thế giới. “Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập”.
Bằng giọng nói ấm áp, truyền cảm, Người đã đọc bản Tuyên ngôn lịch sử của dân tộc Việt Nam. Lễ đài Độc lập trên Quảng trường Ba Đình Hà Nội do kiến trúc sư Ngô Huy Quỳnh thiết kế năm 1945. (Ảnh: TTXVN)
Tuyên ngôn Độc lập khẳng định: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thực đã thành một nước tự do và độc lập. Toàn thể dân Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mệnh và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy”.
Sau lễ tuyên thệ của Chính phủ lâm thời trước Tổ quốc và nhân dân, đồng chí Võ Nguyên Giáp báo cáo về tình hình trong nước và chính sách của Chính phủ; đồng chí Trần Huy Liệu tường trình về sứ mệnh của đoàn đại biểu Chính phủ vào Huế nhận sự thoái vị của Bảo Đại; đồng chí Nguyễn Lương Bằng kêu gọi toàn dân thông nhất, đoàn kết, ủng hộ Chính phủ.
Đến 15 giờ 30 phút, toàn thể nhân dân tuyên thệ kiên quyết một lòng ủng hộ Chính phủ dân chủ cộng hòa, ủng hộ Chủ tịch Hồ Chí Minh, cùng Chính phủ giữ quyền độc lập hoàn toàn cho Tổ quốc, chống mọi mưu mô xâm lược, dù có chết cũng cam lòng nếu thực dân Pháp đến xâm lược lần nữa thì kiên quyết không đi lính cho Pháp, không làm cho Pháp, không bán lương thực cho Pháp, không đưa đường cho Pháp.
Sau khi quốc dân tuyên thệ, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói thêm với đồng bào, độc lập, tự do là của báu, quý giả vô ngần, nay ta đã khổ sở, đau đớn trong bao nhiều năm mới giành được, cần phải cố gắng giữ gìn, bảo vệ.
Cuộc mít-tinh kết thúc. Cuộc biểu tình vĩ đại của hàng chục vạn quần chúng bắt đầu. Các đoàn thể lần lượt diễu quanh lễ đài rồi chia làm ba đường diễu hành qua các phố.
Ngày độc lập, mùng 2/9/1945 là ngày hội lớn của dân tộc ta, ngày Quốc khánh của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ngày Hà Nội trở thành Thủ đô của cả nước; một ngày có “ý nghĩa cực kỳ trọng đại trong đời sống chính trị, tinh thần của dân tộc”. (Trích Võ Nguyên Giáp: Những năm tháng không thể nào quên, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1970, trang 29).