GIỚI THIỆU SÁCH THÁNG 12
Tên sách: Việt Nam – 30 năm chiến tranh giải phóng 1945-1975
Số ĐKCB:
NXB: Thông Tấn
Năm XB: 2004
Thời gian giới thiệu: ngày 11/12/2023
Người giới thiệu: ngô Châm Anh, Nguyễn Trung Kiên lớp 9C
|
Kính thưa các thầy cô giáo cùng toàn thể các em học sinh!
Hướng tới kỷ niệm Ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam 22-12, hôm nay thư viện nhà trường xin trân trọng giới thiệu đến các thầy cô giáo và các em học sinh cuốn sách: “Việt Nam – 30 năm chiến tranh giải phóng 1945-1975”.
Cuộc chiến tranh dành độc lập thống nhất đất nước đã lùi xa ngót một phần ba thế kỷ, nhưng dư âm của 30 năm đấu tranh bền bỉ, ngoan cường vẫn đọng lại trong trái tim đầy tự hào, kiêu hãnh của mỗi con người Việt Nam. Để ghi lại chặng đường lịch sử hào hùng và góp phần giáo dục, phát huy truyền thống yêu nước, tinh thần đấu tranh bất khuất, kiên cường của cha ông đối với các thế hệ mai sau, Nhà xuất bản Thông Tấn , đã sưu tầm tư liệu, biên soạn và xuất bản cuốn sách mang tên: Việt Nam – 30 năm chiến tranh giải phóng (1945-1975).
Ba mươi năm với hau cuộc kháng chiến trường kỳ và gian khổ, thật vẻ vang nhưng cũng vô cùng khốc liệt, với nhiều mặt trận, nhiều chiến dịch trên khắp các địa bàn, mọi nẻo đường, từ đồng bằng, biên giới đến hải đảo – một cuọc chiến tranh thần thánh, đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, có những tư liệu được lưu giữ lại không nhiều nên nxb đã cố gắng sưu tầm được 420 bức ảnh quý từ nhiều nguồn khác nhau, trình bày một cách có hệ thống theo trình tự thời gian với hy vọng tạo nên một cuốn sách sử bằng hình ảnh sinh động, trung trực tái hiện chặng đường cách mạng đã đi qua.
Cuốn sách được chia thành ba phần chính:
Phần mở đầu là bước khởi nguyền của một thời đại mới: Việt Nam – Thời đại Hồ Chí Minh. Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã long trọng đọc bản Tuyền ngôn Độc lập lịch sử tại Quảng trường Ba Đình, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hoà, nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á.
Sau khi đánh đỏ chế đọ phong kiến, kết thúc ngót trăm năm đô hộ của thực dân Pháp, Nhà nước Cộng hoà non trẻ dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh bắt tay xây dựng lại đất nước để Việt Nam sánh vai cùng các cường quốc năm châu.
Việt Nam đã bước vào chặng đường lịch sử mới với những trang sử hào hùng và cả những thử thách cam go để bảo vệ nền độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Tổ Quốc.
Phần 2: Cuộc kháng chiến chống thực danh Pháp 1945-1975( Trang 25 đến hết trang 101).
Sau này Việt Nam tuyên bố độc lập, nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cả nước bước vào những nhiệm vụ vô cùng cấp bách và nặng nề: diệt giặc đói, diệt giặc dốt, tổ chức tổng tuyển cử, xây dựng một hiến pháp mới cho chế độ Dân chủ Cộng Hoà và tích cực đối phó với các mưu đồ xâm lược của các cường quốc. Đó là những thử thách vô cùng to lớn đối với nhà nước non trẻ để dữ vũng nền độc lập.
Với đã tâm xâm lược nước ta, thực dân Pháp, ngày 23 tháng 9 năm 1945 gây hấn ở Sài gòn rồi mở rộng chiến tranh ra toàn Nam Bộ, Nam Trung Bộ. Tại Hà Nội, quân đội Pháp và các đảng phái phản động luôn rình rập, tấn công lấn chiếm các vị trí chiếm lược. Vận mệnh đất nước đang ngàn cân treo sợi tóc, Tuy vậy, Chủ tuchj Hồ Chí Minh vẫn kiên trì hoạt động ngoại giao để có được những thời gian quý báu củng cố và xây dựng lực lượng. “Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm xâm lược nước ta một lần nữa”. Ngày 19 tháng 12 năm 1946 cả nước theo lời hiệu triệu toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minyh đã đồng lòng đứng lên cầm vũ khí chiến đấu, “cảm tử cho tổ quốc quyết sinh”.
Đất nước bươc vào cuộc trường kỳ kháng chiến với khẩu hiệu: “Toàn dân kháng chiến. Toàn diện kháng chiến, Ta nhất định thắng, Địch nhất định thua”.
Các đơn vị lực lượng vũ trang của cách mạng Hà Nội, Nam Định, Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn… rút vào căn cứ, xây dựng chiến khu mở các trận đánh tiêu hao, tiêu diệt sinh lực địch trên phạm vi cả nước, thành thị để hợp đồng đấu tranh, tiến công địch bằng nhiều hình thức.
Thu đông 1947, thực dân Pháp tiến lên Việt Bắc hòng tiêu diệt các cơ quan đầu não cách mạng, kết thúc nhanh chóng cuộc chiến tranh, nhưng quân đội ta đã mở Chiến dịch Việt Bắc thắng lợi, đưa cuộc kháng chiến vững bước trên con đường giải phóng dân tộc. Năm 1950, quân ta mở chiến dịch Biên Giới, giải phóng 5 thị xã, 13 thị trấn, dải biên giới dài 750km, gồm 35 vạn dân. Cách mạng Việt Nam lần đầu tiên đã phá tan vòng vây của chủ nghĩa đế quốc.
Chiến dịch Trung Du, chiến dịch Hà Nam Ninh, Chiến dịch Hoà Bình, Chiến dịch Tây Bắc và những trận đánh lớn trên các chiến trường Bình Trị Thiên, Liên khu 5 , Tây nguyên, Nam Bộ và nhiều chiến dịch phối hợp trên toàn bộ chiến trường Đông Dương đã mở ra những vùng giải phóng rộng lớn, giải phóng nhiều vùng đồng bằng duyên hải tạo thế gọng kìm bao vây, tiêu diệt từng mảng lớn sinh lực và phương tiện chiến tranh của địch. Từ thế và lực mạnh mẽ ấy, ngày 13-3-1954 toàn quân, toàn dân bước vào chiến dịch rất quan trọng, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ thị: “Chiến dịch này là chiến dịch rất quan trọng, không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đốivới quốc tế. Vì vậy, toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”.
Sau 55 ngày đêm chiến đấu gian khổ, ác liệt, chiều ngày 7-5-1954, lá cờ “Quyết chiến, quyết thắng” đã phấp phới tung bay trên nóc hầm tướng Đờ Cátơri, chỉ huy tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ”.
Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thăng, Hội nghị Giơ ne vơ về Đông Dương được kí kết. Miền Bắc Việt Nam được hoàn toàn giải phóng, miền Nam còn tạm thời dưới ách thông trị của đế quốc và bè lũ tay sai.
Việt Nam bước vào giuai đoạn lịch sử mới: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước nhà.
Đến phần 3 của cuốn sách chúng ta cùng tìm hiểu những hình ảnh của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ giai đoạn 1954-1975.
Sau này miền Bắc giải phóng, đất nước tạm thời bị chia cắt làm hai miền, Đảng và chính phủ ta đã xác định rõ hai nhiệm vụ chiến lược: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh hoà bình, thống nhất đất nước.
Ở miền Bắc, từ năm 1955 đến 1975 đã hoàn thành cải cách ruộng đất và khôi phục kinh tế sau nhiều năm chiến tranh tàn phá. Từ năm 1958 đến năm 1960 hoàn thành cải tạo xã hội chủ nghĩa, bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Từ giữa năm 1964, miền Bắc thực hiện hai nhiệm vụ lớn: Vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa quyết tâm đánh thắng chiến tranh phá hoại của Mỹ, đồng thời ra sức chi viện cho chiến trường miền Nam với khẩu lệnh: “Tất cả cho tiền tuyết, tất cả vì Miền Nam ruột thịt”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Miền nam luôn luôn ở trong trái tim tôi” . Miền Nam ruột thịt ở trong trái tim của đồng bào cả nước. Bởi vậy, khi chính quyền Ngô Đình Diệm câu kết với đế quốc Mỹ tàn sát đồng bào yêu nước miền Nam, cả dân tộc sục sôi căm thù. Từ những vụ thảm sát ở đập Vĩnh Trinh đến việc sát hại dã man những người yêu nước bị chính quyền Mỹ - Diệm giam cầm ở nhà tù Phúc Lợi, từ những cuộc đàn áp đẫm máu phong trào đòi hoà bình thống nhất đất nước của nhân dân vùng đô thị và nông thôn miền Nam tới thống nhất đất nước của nhân dân vùng đô thị và nông thôn miền Nam tới những cuộc bắn giết những người lãnh đạo Phật giáo, thanh niên học sinh yêu nước đã khiến cho lòng căm thù biến thành sức mạnh đoàn kết của toàn dân tộc, sát cánh dưới ngọn cờ của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.
Cách mạng miền Nam dưới sự lãnh đạo của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đã lần lượt đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) , “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968) của đế quốc Mỹ. Tông tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, đồng loạt diễn ra khắp các tỉnh thành miền Nam, đưa cuộc chiến tranh vào tận sào huyệt địch, buộc Mỹ phải ngồi vào đàm phán thương lượng tại Hội nghị Paris bàn về chấm dứt chiến tranh. Chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh”(1969-1973) – con bài cuối cùng của đế quốc Mỹ - ký kết (27-1-1973). Quân đội xâm lược Mỹ đã phải rút khỏi miền Nam Việt Nam. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 được phát động bắt đầu bằng cuộc tập kích Phan Rang, Phan Thiết, Đà Lạt lần lượt được giải phóng. Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã ra đời trong thế thừa thắn xông lên. Chỉ thị Bộ Chính trị nêu rõ: “Cần nắm vừng thời cơ hơn nữa, với tư tưởng chỉ đạo thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chác thắng thực hiện tổng công kích và tổng khởi nghĩa thời gian sớm nhất, tốt nhất là trong tháng 4 năm 1975” . Nhiều mũi giáp công kết hợp, huy động sức mạnh vô địch của chiến tranh nhân dân, lực lượng cách mạng đã bao vây, chia cắt quân địch từ nhiều hướng, tiêu diệt và làm tan rã cả đội quân trên một triệu người của chính quyền nguỵ Sài Gòn và 11 giờ 30 phút ngày 30 tháng 4, ngon cờ cách mạng đã tung bay trên Dinh Độc Lập, kết thúc Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử trong sự toàn thắng của nhân dân Việt Nam.
Ngày 30 - 4 – 1975 là mốc son lịch sử chói lọi đánh dấu cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thắng lợi. Miền Nam Việt Nam được hoàn thành giải phóng, thống nhất đất nước. Cả nước hân hoan trong niềm vui toàn thắng và cùng chung sức xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ, tiến lên chủ nghĩa xã hội, với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh.
Khi đọc cuốn sách này, mỗi người dân Việt Nam chúng ta sẽ ý thức được rằng để có cuộc sống hoà bình, độc lập ngày hôm nay, ông cha ta đã phải trải qua bao nhiêu gian nan, bao đau thương, máu và nước mắt của bao người đã đổ xuống. Chúng ta những thế hệ tương lai của đất nước hãy có những việc làm thiết thực thể hiện lòng biết ơn sâu sắc của mình với những người có công với đất nước, ra sức học tập rèn luyện đạo đức để góp phần xây dựng quê hương, Tổ quốc Việt Nam ngày càng giàu đẹp.
Cô hi vọng rằng cuốn sách này sẽ được các em đến tìm đọc. Hiện cuốn sách có trong tủ sách đạo đức của trường mang số ĐKCB 1250.
Xin trân trọng giới thiệu cùng tất cả bạn đọc!
MỘT SỐ HÌNH ẢNH ĐỌC SÁCH