UBND HUYỆN GIA LÂM
TRƯỜNG THCS PHÚ THỊ
Số: /BC-THCSPT
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Gia Lâm, ngày 17 tháng 5 năm 2022
|
BÁO CÁO
Kết quả thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học cơ sở
Năm học 2021 – 2022
I. Đặc điểm tình hình
Tổng số học sinh: 742. Tăng so với cùng kì năm trước: 4 hs
Số học sinh bỏ học (nếu có): 0
Tổng số học sinh học 2 buổi/ngày: 350; Đạt tỷ lệ 90.2% so với năm học trước
Tổng số CBQL, giáo viên, nhân viên: 47
Tổng số giáo viên: 36 Biên chế: 26 Hợp đồng: 08
Dạy chéo môn: Công nghệ; Số lượng GV dạy chéo môn: 3 (do trường thiếu GV dạy Công nghệ).
Tổng số giáo viên đạt chuẩn: 32/36. Đạt tỷ lệ: 88.8%; trên chuẩn: 3/34: 9%.
Tổng số đảng viên: 19 Đạt tỷ lệ 57,5% (so với biên chế hiện tại)
II. Kết quả việc chỉ đạo và thực hiện nhiệm vụ giáo dục
1. Tình hình và kết quả công tác chỉ đạo, tổ chức và quản lý hoạt động chuyên môn trong trường theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh
Thực hiện chỉ đạo của Sở GD& ĐT Hà Nội, PGD ĐT Gia Lâm BGH trường đã chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch dạy học năm học 2021-2022 theo: công văn 3280/BGD ĐT-GDTH v/v hướng dẫn điều chỉnh bổ sung dạy học cấp THCS,THPT ngày 27/8/2020 và thực hiện theo Công văn số 4040/BGDĐT-GDTrH ngày 16/9/2021 của Bộ GD và ĐT về việc hướng dẫn điều chỉnh chương trình GDPT cấp THCS, THPT ứng phó với dịch Covid-19 năm học 2021-2022. Thực hiện chỉ đạo chuyên môn của PGD, trường THCS Phú Thị đã triển khai thực hiện xây dựng kế hoạch dạy học áp dụng cho năm học 2021-2022. Trường đã điều chỉnh kế hoạch dạy học bám sát hướng dẫn của cấp trên, đã xây dựng các chủ đề dạy học ở các môn học.
STT
|
Môn học
|
Khối Lớp
|
Số lượng chủ đề dạy học đã xây dựng
|
STEM
|
1
|
Vật lý
|
|
|
|
7
|
2
|
|
8
|
4
|
|
9
|
4
|
1
|
Hóa
|
8
|
5
|
1
|
9
|
8
|
|
3
|
Sinh học
|
7
|
11
|
|
8
|
7
|
|
9
|
2
|
|
4
|
KHTN
|
6
|
4
|
|
5
|
Ngữ Văn
|
6
|
0
|
|
7
|
2
|
|
8
|
2
|
|
9
|
2
|
|
6
|
Lịch sử -Địa lý
|
6
|
0
|
|
7
|
Lịch sử
|
7
|
1
|
|
8
|
3
|
|
9
|
0
|
|
8
|
Địa lý
|
7
|
0
|
|
8
|
0
|
|
9
|
0
|
|
9
|
Giáo dục công dân
|
6
|
0
|
|
7
|
5
|
|
8
|
5
|
|
9
|
4
|
|
10
|
Toán
|
6
|
3
|
|
7
|
0
|
|
8
|
0
|
|
9
|
0
|
|
11
|
Công nghệ
|
6
|
2
|
1
|
7
|
0
|
|
8
|
2
|
2
|
9
|
0
|
1
|
12
|
Tin học
|
6
|
3
|
|
7
|
0
|
|
|
|
|
|
|
|
13
|
Tiếng Anh
|
6
|
2
|
|
7
|
0
|
|
8
|
0
|
|
9
|
0
|
|
14
|
Nghệ thuật
(MT-ÂN)
|
6
|
18
|
2
|
15
|
Mỹ thuật
|
7
|
10
|
2
|
8
|
11
|
3
|
9
|
7
|
3
|
16
|
Âm nhạc
|
7
|
2
|
|
8
|
2
|
|
9
|
1
|
|
17
|
Giáo dục thể chất
|
6
|
6
|
|
18
|
Thể dục
|
7
|
0
|
|
8
|
0
|
|
9
|
0
|
|
19
|
GDĐP
|
6
|
0
|
|
20
|
HĐTN
|
6
|
9
|
|
|
|
Tổng
|
150
|
16
|
Công tác chỉ đạo việc thực hiện chương trình và kế hoạch giáo dục được nhà trường thực hiện nghiêm túc; phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường.
+ Dạy học STEM: căn cứ các công văn 3089/BGD ĐT-GDTH ngày 14/8/2020, công văn 2643/SGD ĐT ngày 19/8/2020 của SGD&ĐT, trường đã triển khai thực hiện ở một số môn: Vật lý, Công nghệ, Mĩ thuật, Hóa học.
+ Dạy học lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng sống, giá trị sống trong các môn học, hoạt động trải nghiệm sáng tạo: Thực hiện sự chỉ đạo của Sở GD&ĐT Hà Nội về việc lồng ghép nội dung giáo dục kĩ năng sống trong các giờ học, các đồng chí giáo viên đã thực hiện nội dung này ở nhiều bộ môn. Nhờ đó, học sinh hình thành được phẩm chất và năng lực, chủ động tiếp thu kiến thức, nâng cao được kĩ năng sống.
+ Dạy học lồng ghép nội dung giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường THCS. Nhà trường đã chọn nội dung phù hợp đối với từng khối với nhiều hình thức khác nhau. Các nội dung cụ thể được lồng vào một số môn học theo đúng kế hoạch của SGD&ĐT.
+ Số video bài dạy về thực hiện thay SGK lớp 6 của trường đã xây dựng và thực hiện trong cả năm học: 12
- Tình hình và kết quả đổi mới phương pháp, hình thức dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh trong bối cảnh phòng chống dịch Covid-19; các mô hình tổ chức các hoạt động giáo dục sáng tạo của nhà trường (đổi mới như thế nào trong việc soạn giáo án, kiểm tra đánh giá học sinh...;
+ BGH đã chỉ đạo việc đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực học sinh, đưa vào thực hiện chuyên đề, sinh hoạt chuyên môn để GV trao đổi học tập. Đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid-19: BGH đã dự giờ để chọn 2 giáo viên dạy học Online có nhiều đổi mới để chọn làm chuyên đề cho các giáo viên trong trường học tập, rút kinh nghiệm. Đối với lớp 6 thay sách giáo khoa, BGH yêu cầu chọn mỗi môn thực hiện một chuyên đề để GV trong trường, khối trao đổi, yêu cầu bám sát CV 5512/BGDĐT-GDTrH. BGH tăng cường dự giờ để góp ý, rút kinh nghiệm, tư vấn phương pháp dạy học cho giáo viên.
+ Về đổi mới kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh:
Thực hiện nghiêm việc đánh giá xếp loại học sinh theo TT 58/2011/TTBGD ĐT ngày 12/12/2011, TT số 26/2020/TT-BGD ĐT ngày 26/8/2020, với lớp 6 theo TT 22/TT-BGD ĐT. Xây dựng nội dung kế hoạch phù hợp với từng môn học không kiểm tra đánh giá những nội dung kiến thức vượt quá mức độ cần đạt của chương trình hiện hành. Các môn học thực hiện đánh giá thường xuyên bằng nhiều hình thức hỏi đáp, viết như môn Ngữ văn...Đánh giá qua sản phẩm như Công nghệ, Vật lý, KHTN 6...đánh giá qua báo cáo kết quả dự án nghiên cứu khoa học thực hành như Hóa học, Sinh học, Công nghệ...
Đề kiểm tra đã được xây dựng theo ma trận gồm các cấp độ nhận biết thông hiểu vận dụng, vận dụng cao theo đúng công văn số 8773/BGD ĐT-GDTH ngày 30/12/2010. Tuy nhiên căn cứ vào mức độ cần đạt của môn học và mức độ phát triển năng lực của HS mỗi môn cần xác định tỉ lệ câu hỏi bài tập theo bốn mức độ phù hợp với đối tượng HS, phù hợp với tình hình dạy học Online.
Công tác tổ chức kiểm tra giữa kì và cuối học kỳ I: BGH xây dựng kế hoạch ôn tập và kiểm tra giữa kì, cuối kì I khối 9 kiểm tra trực tiếp, khối 6,7,8 kiểm tra bằng hình thức Online.
Công tác tổ chức kiểm tra giữa kì và cuối học kỳ II: BGH đã xây dựng kế hoạch ôn tập và lịch kiểm tra giữa kì, cuối kì II hình thức kiểm tra trực tiếp theo lịch chung của nhà trường. Chỉ đạo nghiêm túc công tác thi, kiểm tra ở tất cả các khâu từ ra đề, coi, chấm thi và nhận xét đánh giá theo đúng qui chế nhằm đảm bảo khách quan, trung thực, công bằng, đánh gía đúng thực chất của học sinh. Yêu cầu GVBM có kế hoạch ôn tập, có định hướng rõ ràng, xây dựng lịch ôn tập chi tiết cho từng môn. Tổ chức coi thi nghiêm túc, chấm chéo, kiểm tra chéo.
- Tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học và tham gia cuộc thi khoa học, kỹ thuật dành cho học sinh trung học; các cuộc thi, sân chơi khác....
Nhà trường đã tích cực triển khai cuộc thi nghiên cứu KHKT này ngay từ đầu năm học, phân công cụ thể giáo viên hướng dẫn học sinh tham gia cuộc thi này. Tuy nhiên do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên HS chưa có sản phẩm dự thi cấp huyện.
+ Về các cuộc thi khác: trường đã tích cực tổ chức các cuộc thi IOE, ViOlympic Toán- tiếng Việt, Toán - Tiếng Anh, Vật lý trên Internet: Kết quả có trên 500 lượt học sinh tham gia, đây là cuộc thi tạo sân chơi “học mà chơi, chơi mà học” giúp HS có thêm kiến thức về môn Toán, tiếng Anh, vật lý. Trường tổ chức cho HS tham gia từ vòng thi cấp trường, cấp huyện, cấp thành phố, cấp quốc gia: ở giải cấp quốc gia có 1 HS đạt giải đồng, 3 học sinh đạt giải khuyến khích.
+ Trường đã tổ chức cho HS tham gia kì thi Olympic Tiếng Anh Quốc tế HIPPO 2022 đạt 11 giải: 1 giải Bạc, 1 giải đồng, 9 giải khuyến khích.
- Công tác chỉ đạo và thực hiện việc sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn, ngày chuyên môn.
- Việc tổ chức sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn:
+ Đánh giá chất lượng SHCM: BGH đã chỉ đạo các tổ nhóm CM xây dựng các chuyên đề dạy học ở tất cả các môn học, chuyên đề dạy chương trình SGK lớp 6 ở tất cả các môn, các chuyên đề tích hợp, liên môn và kế hoạch dạy học bộ môn. Về cơ bản các chuyên đề đều được xây dựng và thực hiện theo theo công văn hướng dẫn số 10801/SGD ĐT-GDTrH ngày 31/10 của sở GD ĐT Hà Nội. Các tổ nhóm đã rút ra nhiều bài học và kinh nghiệm trong quá trình thực hiện, đồng thời áp dụng các chuyên đề vào giảng dạy.
+ Về đổi mới sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn: Tập trung nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn qua nghiên cứu bài học, thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo thông tư số 26/2020/TT-BGD ĐT ngày 26/8/2020, với lớp 6 theo thông tư 22/TT-BGD ĐT. và định hướng phát triển năng lực HS; đã xây dựng được ít nhất 1 CĐ dạy học trong mỗi môn học. Trong học kỳ I nhà trường đã cùng các tổ nhóm thực hiện được 01 chuyên đề cấp huyện môn Ngữ văn 6
+ Hoạt động dạy học theo chuyên đề (đơn môn): Kết quả năm học 2021-2022 trường thực hiện: 24/24 chuyên đề đã thực hiện đúng theo kế hoạch đã xây dựng. Trong đó:
Tổ Tự nhiên thực hiện được 11 chuyên đề
Stt
|
Thời gian
|
Môn
|
Tên chuyên đề
|
Người thực hiện
|
Ghi chú
|
|
1
|
Tháng 9
|
Hóa 8
|
Nâng cao chất lượng dạy học online
|
Bùi Ngọc Anh
|
Cấp trường
|
|
2
|
Tháng 10
|
Toán
|
Nâng cao chất lượng dạy học trực tuyến
|
Nguyễn Thị Bích Thủy
|
Tổ, nhóm
|
|
3
|
Tháng 10
|
Tin
|
Phát huy tính tích cực và hình thành năng lực tư duy cho học sinh trong môn Tin Học 6 ( sách mới)
|
Vũ Thị Phương
|
Tổ, nhóm
|
|
4
|
Tháng 11
|
Sinh học
|
Phát huy tính tích tự học, sáng tạo của học sinh trong sinh học 9
|
Vũ Thị Huyền Trang
|
Tổ, nhóm
|
|
5
|
Tháng 12
|
Toán 6
|
Dạy học SGK toán 6 mới
|
Nguyễn Thi Thu Huyền
|
Tổ, nhóm
|
|
6
|
Tháng 11
|
Công nghệ
|
Phát huy năng lực tự học của HS trong giờ học
|
Bùi Thị Thủy
|
Tổ, nhóm
|
|
7
|
Tháng 1
|
KHTN 6
|
Dạy học theo hướng phát triển năng lực HS
|
Phạm Thị Thanh Hồng
|
Tổ, nhóm
|
|
8
|
Tháng 1
|
Sinh học
|
Phối hợp một số phương pháp dạy học tích cực trong sinh học 8
|
Lê Thị Hậu
|
Tổ, nhóm
|
9
|
Tháng 2
|
Toán
|
Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học toán
|
Đặng Thúy Vân
|
Tổ, nhóm
|
10
|
Tháng 4
|
Hóa học
|
Ôn tập Hóa 8
|
Đào Quang Việt
|
Tổ, nhóm
|
11
|
Tháng 4
|
Toán
|
Ôn tập cho học sinh lớp 9
|
Nguyễn Thị Thu Phương
|
Tổ, nhóm
|
Tổ Xã hội đã thực hiện được 9 chuyên đề
Stt
|
Thời gian
|
Môn
|
Tên chuyên đề
|
Người thực hiện
|
Ghi chú
|
|
1
|
Tháng 9
|
Lịch sử và Địa lí 6
|
Nâng cao chất lượng dạy học online –Môn Lịch sử 6
|
Nguyễn Thị Thuần
|
Cấp trường
|
|
2
|
Tháng 9
|
GDCD 6
|
Nâng cao chất lượng dạy học online-Môn Công dân 6
|
Cao Đức Huy
|
Tổ, nhóm
|
|
3
|
Tháng 10
|
Ngữ văn 6
|
Đổi mới phương pháp dạy học SGK lớp 6 –môn Ngữ Văn (Thực hành đọc hiểu)
|
Nguyên Thị Ngọc
|
Cấp huyện
|
|
4
|
Tháng 12
|
Ngữ văn
|
Đổi mới phương pháp dạy học phân môn Tiếng việt
|
Nguyễn Thị Ngọc Anh
|
Tổ, nhóm
|
|
5
|
Tháng 12
|
Ngữ văn 6
|
Đổi mới phương pháp dạy học SGK lớp 6 –môn Ngữ Văn( THTV)
|
Nguyễn Thị Thu Trang
|
Tổ, nhóm
|
|
6
|
Tháng 3
|
Lịch sử 7
|
Đổi mới phương pháp dạy học-Môn Lịch sử 7
|
Nguyễn Thị Hà
|
Tổ, nhóm
|
7
|
Tháng 3
|
Ngữ văn 7
|
Đổi mới phương pháp dạy học –Môn Ngữ văn 7
|
Nguyễn Thị Thúy Hà
|
Tổ, nhóm
|
8
|
Tháng 4
|
Ngữ văn 9
|
Ôn tập thi vào 10
|
Nguyễn Thị Yến
|
Tổ, nhóm
|
9
|
Tháng 4
|
Ngữ văn 9
|
Ôn tập thi vào 10
|
Nguyễn Thị Kim Thanh
|
Tổ, nhóm
|
Tổ Năng khiếu thực hiện được 4 chuyên đề
Stt
|
Thời gian
|
Môn
|
Tên chuyên đề
|
Người thực hiện
|
Ghi chú
|
1
|
Tháng 9
|
Tiếng Anh
|
Nâng cao chất lượng dạy học trực tuyến
|
Phạm Thị Thu Phương
|
Cấp trường
|
2
|
Tháng 11
|
Nghệ thuật 6
|
Đổi mới dạy học theo chương trình SGK lớp 6 mới - Môn Mĩ thuật
|
Đoàn Thị Ánh Ngọc
|
Tổ, nhóm
|
3
|
Tháng 2
|
Tiếng Anh 6
|
Đổi mới dạy học theo chương trình SGK lớp 6 mới - Môn Tiếng Anh
|
Lê Thị Hà Nội
|
Tổ, nhóm
|
4
|
Tháng 3
|
Thể dục 6
|
Đổi mới dạy học theo chương trình SGK lớp 6 mới - Môn Thể dục
|
Lê Thị Ngọc
|
Tổ, nhóm
|
=> Các tổ đã xây dựng và thực hiện chuyên đề theo kế hoạch: chuyên đề tập trung thực hiện dạy chương trình sách giáo khoa lớp 6, nâng cao chất lượng dạy học trực tuyến Online. Chuyên đề thực hiện nhằm đổi mới phương pháp dạy học, giúp giáo viên trao đổi kinh nghiệm trong giảng dạy, thực hiện các hoạt động phù hợp với đối tượng học sinh. Sử dụng phương pháp dạy học tích cực để tổ chức các hoạt động dạy học nhằm phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh.Việc ghi chép sổ sinh hoạt nhóm chuyên môn đã được các nhóm ghi chép đúng qui định.
- Hoạt động Ngày chuyên môn: Ngay từ đầu năm học BGH đã xây dựng kế hoạch ngày chuyên môn, phân công các tổ nhóm thực hiện nghiêm túc, hiệu quả. Năm học 2021-2022 xây dựng 10 ngày chuyên môn và đã thực hiện được 4 ngày chuyên môn:
+ Tháng 9: Nâng cao chất lượng dạy học Online (thực hiện dạy 2 chuyên đề KHTN lớp 6 và chuyên đề Lịch sử 6) cấp trường.
+ Tháng 10: Chuyên đề: Dạy học theo chương trình sách GK lớp 6 mới môn Ngữ văn (thực hiện chuyên đề cấp huyện).
+ Tháng 11: Trao đổi hướng dẫn các phần mềm ứng dụng vào dạy học.
+ Tháng 12: Thảo luận về các hoạt động dạy học theo CV/5512 đối với lớp 6.
+ Tháng 1: Trao đổi: Cách dạy học ôn tập lớp 9 phù hợp với thi trắc nghiệm.
+ Tháng 2: Chuyên đề: Ứng dụng CNTT trong dạy học toán.
+ Tháng 3: Chuyên đề: Đổi mới dạy học theo chương trình SGK lớp 6 mới môn thể dục.
+ Tháng 4: Trao đổi về việc đánh giá thực hiện chương trình GDPT 2018 đối với lớp 6.
-> Đặc biệt trong học kì I: được sự phân công của PGD trường đã thực hiện thành công chuyên đề Văn 6 dạy học sách giáo khoa mới. Để nâng cao chất lượng dạy học trực tuyến trong tình hình dịch Covid-19: Trường THCS Phú Thị đã tổ chức thực hiện tốt 2 ngày chuyên môn cấp trường : “Nâng cao chất lượng dạy học trực tuyến”. Qua việc dự chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học, dạy học chương trình SGK lớp 6, nâng cao hiệu quả dạy học Online, GV đã được trao đổi và ứng dụng hiệu quả vào các tiết dạy hàng ngày.
2. Công tác quản lý, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ khác theo hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2021-2022.
2.1 Công tác giáo dục đạo đức, lối sống của giáo viên, học sinh; khắc phục tình trạng bạo lực học đường và các hiện tượng tiêu cực khác:
Thực hiện tốt công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho GV- HS thông qua nhiều hoạt động tập thể với nhiều hình thức: SH dưới cờ đầu tuần, SH truyền thống theo chủ đề của Đội TN, HĐNGLL, các cuộc thi tìm hiểu, lồng ghép trong các tiết dạy chính khóa...Học sinh được nói lên suy nghĩ của mình thông qua hoạt động thường niên: “ Điều em muốn nói” và qua đó nhà trường nắm bắt được tâm tư, tình cảm của các em để từ đó có những xử lý kịp thời. Hoạt động của Ban giám thị, đội xung kích được thực hiện hiệu quả. Kết quả không có GV, HS vi phạm phải xử lý kỷ luật, không có vụ việc lớn xảy ra, không xảy ra tình trạng bạo lực học đường và các hiện tượng tiêu cực khác, đạt trường học an toàn. Giám đốc công an thành phố Hà Nội tặng giấy khen vì đã có thành tích trong phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ trên địa bàn huyện Gia Lâm năm 2021.
2.2. Công tác vệ sinh, y tế, phòng chống dịch Covid-19: Đảm bảo đúng quy định:
- Thành lập ban chỉ đạo Phòng chống bệnh Covid-19 trường THCS Phú Thị
- Thành lập đội xung kích Phòng chống Covid-19 trường THCS Phú Thị .
- Phân công nhiệm vụ cụ thể các thành viên trong Ban chỉ đạo và Đội xung kích.
Cụ thể như sau: Hàng ngày các lớp vệ sinh sạch sẽ môi trường trong, ngoài lớp học và các khu vực khác trong nhà trường bằng các chất tẩy rửa vệ sinh thông thường .Thứ 7 hàng tuần thực hiện nghiêm túc lịch tổng vệ sinh môi trường: Sử dụng Cloramin B để vệ sinh bàn ghế, tay cửa, cầu thang, lan can…
HS thực hiện việc rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh và sau khi chơi…
Phối hợp Trung tâm y tế huyện Gia Lâm, Trạm y tế xã Phú Thị tổ chức phun thuốc phòng dịch trên toàn trường trong đợt cao điểm và báo cáo thường xuyên tình hình đơn vị về công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19, tổ chức tiêm phòng cho GV và HS an toàn, đúng quy định, thường xuyên theo dõi tình hình sức khỏe của CBGVNV và học sinh.
2.3. Công tác giáo dục thể chất:
- Chỉ đạo Tổ GDTC của nhà trường tổ chức thực hiện hiệu quả chương trình môn học GDTC, đảm bảo thời lượng, phù hợp về nội dung, hình thức. Đổi mới phương pháp theo hướng phát triển năng lực, tạo sự hứng thú, yêu thích của học sinh đối với GDTC.
- Rà soát, đáp ứng tối đa cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên thể dục đáp ứng yêu cầu thực hiện hiệu quả chương trình môn học GDTC thuộc chương trình giáo dục phổ thông mới; thường xuyên tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và hướng dẫn sử dụng trang thiết bị giáo dục dạy và học cho cán bộ, giáo viên, giảng viên làm công tác GDTC và thể thao trường học.
- Chỉ đạo nghiêm túc việc rà soát và thực hiện chương trình môn học GDTC, tổ chức dạy học GDTC theo các chủ đề đảm bảo thời lượng, phù hợp về nội dung, hình thức. Tích cực lồng ghép, tích hợp các nội dung, chủ đề GDKNS cho học sinh. Đổi mới phương pháp GDTC theo hướng phát triển năng lực học sinh, tạo sự hứng thú, yêu thích cho học sinh khi tham gia giờ học thể dục.
- Không xếp giờ dạy thực hành môn Thể dục vào tiết 5 buổi sáng. Trong giờ học thể dục 100% học sinh đi giày thể thao.
- Đảm bảo tốt việc chi trả chế độ cho giáo viên đứng lớp giảng dạy môn Thể dục theo đúng quy định.
- Tiếp tục thực hiện chương trình hiện hành, đảm bảo 100% các lớp học môn Thể dục nội khoá 2 tiết/tuần theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Thực hiện nghiêm việc kiểm tra, đánh giá thể lực học sinh theo Quyết định số 53/2008/QĐ-BGDĐT ngày 18/9/2008 ban hành Quy định về việc đánh giá, xếp loại thể lực học sinh.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện công tác GDTC, hoạt động thể thao; công tác phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước tại nhà trường.
2.4. Hoạt động giáo dục hướng nghiệp, giáo dục nghề phổ thông và công tác phân luồng học sinh sau THCS:
- Hoạt động giáo dục hướng nghiệp, giáo dục nghề phổ thông và công tác phân luồng học sinh sau THCS, có số liệu và tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS hàng năm không vào THPT và bổ túc THPT; các biện pháp hướng nghiệp, phân luồng đã triển khai thực hiện và hiệu quả; Kế hoạch triển khai Đề án giáo dục hướng nghiệp và phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025 ban hành kèm theo Quyết định số 522/QĐ-TTg ngày 14/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ.
+ Công tác hướng nghiệp: Thực hiện đúng chương trình và kế hoạch đã xây dựng. Cuối năm học nhà trường đã mời các trường dạy nghề, các trung tâm đến tư vấn nghề nghiệp cho học sinh. Kết hợp với hội CMHS, BGH chỉ đạo các GVCN lớp 9, GV dạy ôn thi vào 10 động viên, phân luồng học sinh sau THCS.
+ Công tác dạy nghề phổ thông: Công tác dạy nghề: 100% học sinh lớp 8 tham gia học nghề tin học, công tác tổ chức dạy nghề được nhà trường thực hiện nghiêm túc. BGH xây dựng kế hoạch, xếp TKB dạy nghề, có sổ theo dõi dạy nghề. Lớp và GVBM có đủ các loại sổ theo qui định. Cập nhật điểm nghề tự chọn vào phần mềm giáo dục điện tử.Công tác dạy nghề thường xuyên được trung tâm GDNN-GDTX huyện Gia Lâm kiểm tra và đánh giá cao.
2.5. Việc chuẩn bị triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 7.
2.5.1 Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học.
- Rà soát, bổ sung thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới, đảm bảo cho việc dạy và học.
2.5.2 Công tác bồi dưỡng CB - GV.
- Triển khai tập huấn các nội dung do Bộ/Sở/Phòng tổ chức về việc thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông theo Công văn số 344/BGDĐT-GDTrH ngày 24/01/2019 của Bộ GDĐT đầy đủ và nghiêm túc.
- Tạo điều kiện cho CBGV tham gia học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
- Chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết trong phạm vi có thể cho việc thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới với lớp 7.
- Việc chuẩn bị triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 7 (cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, bồi dưỡng đội ngũ....)
2.6 Công tác ứng dụng CNTT trong giảng dạy, dạy học trực tuyến của nhà trường:
Nhà trường có sự chỉ đạo các buổi tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng CNTT cho CBGV, ngay từ đầu năm học BGH dự giờ các GV để năm bắt tình hình dạy học Online, xem GV nào UD CNTT tốt trong dạy học để chọn ra 2 GV thực hiện chuyên đề nhằm nhân rộng mô hình và nâng cao chất lượng dạy học Online cho tất cả GV.
+ Tổ chức tập huấn phần mềm Azota, padlet, các phần phần trò chơi.. cho giáo viên.
+ BGH lập thời khóa biểu Online, sổ ghi đầu bài Online, sổ theo dõi BD học sinh giỏi, sổ theo dõi BD phụ đạo HS yếu Online, tổ chức thi giữa kì, cuối kì bằng hình thức Online để GV cập nhật ngay sau khi giảng dạy, bồi dưỡng GV đồng thời BGH cũng giám sát tình hình dạy học, BD HS của GV để có biện pháp nhắc nhở. BGH đã lập biên bản coi thi Online để GV coi thi xong cập nhật tình hình thi vào biên bản để GVBM, GVCN căn cứ vào đó cho HS thi lại, thi bổ sung nếu có sự cố về mạng.
Các phòng bộ môn của nhà trường đã được các tổ, nhóm chuyên môn, giáo viên thường xuyên sử dụng nên đã phát huy vai trò tích cực trong việc đổi mới phương pháp cũng như nâng cao chất lượng việc dạy và học trong nhà trường. Năm học 2021-2022 GV môn KHTN, môn lý, hóa , sinh thực hiện 106 tiết, môn tin: 134 tiết.
3. Báo cáo tổng kết việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 6 năm học 2021-2022
- Đặc điểm tình hình lớp 6 của đơn vị: Tổng số học sinh lớp 6: 169 em được chia làm 4 lớp. Đa số học sinh sống trên địa bàn xã Phú Thị, một số thuộc địa bàn dân cư lân cận.
- Số lượng bộ sách của từng môn: 01 bộ/ môn. Các bộ sách được tổ, nhóm chuyên môn nhà trường lựa chọn sử dụng với lớp 6: Cánh diều; Chân trời sáng tạo; Kết nối tri thức đã tạo hiệu ứng tốt trong phụ huynh và học sinh.
- Thuận lợi, khó khăn về đội ngũ, cơ sở vật chất:
+ Nhà trường được trang bị đủ thiết bị dạy học, cơ sở vật chất đảm bảo. HS có đầy đủ thiết bị học tập và học tập trực tuyến.
+ Phần lớn các đồng chí giáo viên nhiệt tình, trách nhiệm trong công việc.
+ Khó bố trí giáo viên dạy đúng phân môn đối với các môn học tích hợp. Việc xếp TKB cho phù hợp với các môn này cũng gặp khó khăn.
+ Hiện còn thiếu một số giáo viên theo định mức biên chế , một số đồng chí giáo viên trẻ kinh nghiệm giảng dạy còn hạn chế.
- Kết quả việc dạy học và kiểm tra đánh giá:
+ Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh phù hợp với kế hoạch giáo dục từng môn học, hoạt động giáo dục của nhà trường theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh. Tuyệt đối không kiểm tra, đánh giá những nội dung, bài tập, câu hỏi vượt quá mức độ cần đạt về kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông hiện hành. Đặc biệt là chuyển từ đánh giá chú trọng đến kiến thức học sinh nắm được sang đánh giá quá trình, cách thức học sinh nắm được kiến thức đó như thế nào, chú trọng đến kỹ năng cơ bản, năng lực cá nhân.
+ Trong hầu hết các môn học, giáo viên đã tiến hành kiểm tra nhiều lần (nhiều hơn số ĐĐGtx), nhiều hình thức (kiểm tra miệng, viết, bài tập về nhà, bài tập nhóm, dự án, thực hành, …) để lấy điểm phù hợp nhất cho học sinh. Khi kiểm tra bằng hình thức trực tuyến nhà trường sử dụng phần mềm Azota, google form, Shub classroom. Trước khi kiểm tra có thông báo, nội quy, lịch thi cụ thể đến PHHS để phối hợp đảm bảo kiểm tra công bằng và khách quan, đánh giá đúng thực chất, thống nhất mỗi học sinh có máy tính và phải bật mic, camera khi làm bài kiểm tra.Thực hiện nghiêm việc đánh giá XL học sinh lớp 6 theo TT 22/TT-BGD ĐT.
- Đề xuất, kiến nghị với các cấp quản lý:
+ Tổ chức các chuyên đề dạy học, chuyên đề tập huấn giáo viên. Tăng cường sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn trao đổi các khó khăn vướng mắc trong triển khai chương trình GDPT 2018.
+ Xin được bổ sung thêm giáo viên còn thiếu theo định mức biên chế. Sở GD Hà Nội sớm biên soạn và gửi về các nhà trường bộ tài liệu môn GDĐP, có hướng dẫn cụ thể cho GV thực hiện đảm bảo chính xác, phù hợp, đúng lộ trình.
III. Đánh giá chung
1. Kết quả, ưu điểm nổi bật
- Năm học 2021-2022 nhìn chung nhà trường đã hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch đề ra
- Quy mô phát triển, chất lượng đội ngũ, chất lượng giáo dục mũi nhọn của nhà trường ổn định và phát triển đáp ứng được nhu cầu học tập ngày càng cao.
- Hồ sơ sổ sách được giữ gìn sạch sẽ hơn, ít có hiện tượng tẩy xóa, hoặc chữa sai quy chế.
- Phong trào thi đua, các cuộc vận động lớn của ngành được giáo viên nhà trường tích cực hưởng ứng, các hoạt động dạy và học trong nhà trường được duy trì ổn định. Nhà trường đã trồng thêm nhiều chậu hoa, cây cảnh, tạo khung cảnh sư phạm “xanh - sạch - đẹp - an toàn”
- Tăng cường, đổi mới việc kiểm tra, đánh giá xếp loại học sinh theo thông tư 58/2011/TTBGD ĐT ngày 12/12/2011, TT số 26/2020/TT-BGD ĐT ngày 26/8/2020, TT số 22/2021/TT-BGD ĐT, thực hiện nghiêm túc kế hoạch kiểm tra nội bộ đã được phòng GD&ĐT phê duyệt.
- Thực hiện tốt nhiệm vụ năm học, chỉ đạo sát sao việc thực hiện quy chế chuyên môn, xây dựng kế hoạch dạy học theo hướng dẫn giảm tải, chủ đề, thực hiện tốt các chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học trong năm học, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, coi trọng giáo dục đạo đức, nếp sống cho học sinh.
- Chất lượng thi học sinh giỏi thành phố đã chuyển biến mạnh theo chiều hướng tích cực cả về số lượng tham dự và chất lượng giải, được xếp loại tốt.
2. Khó khăn, hạn chế, nguyên nhân.
- Với học sinh: Còn một số HS chưa tập trung, lơ là việc học tập, một số HS do gia đình thiếu quan tâm…
- Việc đổi mới phương pháp dạy học của một số GV còn hạn chế.
- Trang thiết bị dạy học đã được quan tâm nhưng chưa đáp ứng được hết nhu cầu.
3. Bài học kinh nghiệm:
- Cần tăng cường hơn nữa công tác giáo dục đức dục và trí dục cho HS, đặc biệt là những HS yếu cả về văn hóa và hạnh kiểm, rèn luyện.
- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ, đổi mới phương pháp cho GV thông qua các chuyên đề các cấp và GV tự bồi dưỡng.
- Phối kết hợp chặt chẽ với ban đại diện CMHS để làm tốt công tác tuyên truyền vận động PHHS quan tâm chăm lo đến việc học tập và rèn luyện của HS.
- Tiếp tục chỉnh trang CSVC, đầu tư thêm trang thiết bị phục vụ dạy và học.
4. Đề xuất, kiến nghị với Bộ/Sở/Phòng:
- Đề nghị cấp trên tăng cường công tác bồi dưỡng đội ngũ CB, GV, NV.
- Tiếp tục đầu tư CSVC, trang thiết bị dạy và học cho nhà trường.
Nơi nhận:
- Phòng GD&ĐT (để b/c);
- Lưu: VT.
|
HIỆU TRƯỞNG
Nguyễ Bá Thắng
|