Tìm hiểu về ngày Quốc khánh Việt Nam 2/9
Nguồn gốc ngày Quốc khánh Việt Nam
Ngày 2/9 là ngày chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập. Ngày 2/9 chính là ngày Quốc khánh Việt Nam. Đây được coi như là một ngày lễ lớn hằng năm của nước ta kỉ niệm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội.
Đúng vào ngày 2/9/1945, khi bản Tuyên ngôn được đọc lên chính lúc khai sinh ra nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Lúc đầu ngày 2/9 được gọi là “Việt Nam độc lập” còn ngày 19/8 thì gọi là Quốc khánh. Vào năm 1954 ngày 2/9 chính thức được gọi là Quốc Khánh Việt Nam.
Ngoài ra, Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời tại thủ đô Hà Nội vào ngày 2/9/1969 và hưởng thọ 79 tuổi. Để tránh trùng với ngày Quốc khánh lúc bấy giờ nên đã thông báo Bác mất vào 3/9. Mãi 20 năm sau vào ngày 19/8/1989 thì Bộ chính trị mới thông báo chính thức Bác mất vào ngày 2/9.
Ý nghĩa lịch sử ngày Quốc khánh Việt Nam
Ngày Quốc khánh Việt Nam có ý nghĩa lịch sử rất quan trọng. Ngày Quốc khánh Việt Nam 2/9/1945 chính là ngày khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ Cộng Hòa và ngày nay chính là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Ngày 2/9 được xem là một cột mốc chói lọi trong hành trình nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam ta.
Khi Bản Tuyên ngôn được đọc lên, đó chính là văn bản pháp lý khẳng định nước Việt Nam tự do độc lập với toàn thế giới. Ngoài ra vào ngày 2/9 thì các đồng bào trong nước, kiều bào ở nước ngoài cùng hướng về Việt Nam.
Ngoài ra đây cũng là dịp để mọi người trên đất nước Việt Nam cùng nhớ tới những công lao hy sinh to lớn của các cha ông đi trước. Nhớ lại chặn đường lịch sử gian khổ và hào hùng, từ đó dân ta càng phải tiếp tục xây dựng và bảo vệ tổ quốc phát triển hơn nữa.
Tóm lại, ngày Quốc Khánh 2/9 có ý nghĩa vô cùng to lớn và quan trọng đối với dân tộc ta. Đây được coi là ngày hội lớn của dân tộc, đánh dấu bước ngoặt lớn và thành công trong lịch sử Việt Nam.