NỘI DUNG ÔN TẬP LỚP 9
CHƯƠNG I: CÁC QUY LUẬT DI TRUYỀN CỦA MENDEN
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Trong trường hợp các gen phân li độc lập, tác động riêng rẽ và các gen trội là trội hoàn toàn, phép lai: AaBbCcDd x AaBbCcDd cho tỉ lệ kiểu hình A-bbC-D- ở đời con là:
A. 27/256 B. 1/16 C. 81/256 D. 3/ 256.
Câu 2: Theo Menđen, trong phép lai về một cặp tính trạng tương phản, chỉ một tính trạng biểu hiện ở F1. Tính trạng biểu hiện ở F1 gọi là
A. tính trạng ưu việt. B. tính trạng lặn
C. tính trạng trội. D. tính trạng trung gian.
Câu 3: Cơ sở tế bào học của quy luật phân ly theo quan điểm di truyền học hiện đại
A. Sự phân ly và tái tổ hợp của cặp nhân tố di truyền trong giảm phân và thụ tinh
B. Sự tổ hợp của cặp NST tương đồng trong thụ tinh
C. Sự phân ly đồng đều của NST trong mỗi cặp tương đồng khi giảm phân
D. Sự phân ly của cặp NST tương đồng trong nguyên phân.
Câu 4: Trong trường hợp không xảy ra đột biến, nếu các cặp alen nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau thì chúng
A. Sẽ phân ly độc lập trong quá trình giảm phân hình thành giao tử
B. Di truyền cùng nhau tạo thành nhóm gen liên kết
C. Luôn có số lượng, thành phần và trật tự các nucleotit giống nhau
D. Luôn tương tác với nhau cùng quy định 1 tính trạng
Câu 5: Trong trường hợp mỗi gen quy định một tính trạng và tính trạng trội là trội hoàn toàn, cơ thể có kiểu gen AaBbDd tự thụ phấn sẽ thu được đời con có số kiểu gen và kiểu hình tối đa là
A. 4 kiểu hình,12 kiểu gen B. 8 kiểu hình, 27 kiểu gen
C. 8 kiểu hình, 12 kiểu gen D. 4 kiểu hình, 9 kiểu gen
Câu 6: Cặp phép lai nào sau đây là phép lai thuận nghịch ?
A. ♀AaBb × ♂AaBb và ♀AABb × ♂aabb B. ♀aabb × ♂AABB và ♀AABB ×♂aabb
C. ♀AA × ♂aa và ♀Aa × ♂aa D. ♀Aa × ♂aa và ♀aa × ♂AA
Câu 7: Cơ thể nào sau đây có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các cặp gen?
A. AaBBdd B. aaBBdd. C. aaBBDd D. AaBbdd
Câu 8: Mỗi alen trong cặp gen phân li đồng đều về các giao tử khi
A. bố mẹ phải thuần chủng
B. số lượng cá thể con lai phải lớn
C. các NST trong cặp NST tương đồng phân li đồng đều về hai cực của tế bào trong giảm phân
D. alen trội phải trội hoàn toàn
Câu 9: Phương pháp dùng để xác định vị trí của gen trong tế bào là
A. sử dụng phương pháp lai thuận nghịch.
B. sử dụng phương pháp gây đột biến
C. sử dụng phép lai phân tích.
D. phân tích cơ thể con lai
Câu 10: Ở cừu kiểu gen HH quy đinh có sừng; hh: không sừng; Hh: ở con đực thì có sừng con ở cừu cái lại không sừng. Đây là hiện tượng tính trạng
A. di truyền liên kết với giới tính B. biểu hiện phụ thuộc ngoại cảnh
C. di truyền theo dòng mẹ. D. biểu hiện phụ thuộc giới tính.
Câu 11: Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa do hai gen không alen phân li độc lập quy định. Trong kiểu gen, khi có đồng thời cả hai loại alen trội A và B thì cho hoa đỏ, khi chỉ có một alen trội A hoặc B thì cho hoa hồng, còn khi không có alen trội nào thì cho hoa trắng. Cho cây hoa hồng thuần chủng giao phối với cây hoa đỏ (P), thu được F1 gồm 50% cây hoa đỏ và 50% cây hoa hồng. Cho các phép lai duới đây:
I. AAbb × AaBb II. aaBB × AaBb III. AAbb × AaBB
IV. AAbb × AABb V. aaBb × AaBB VI. Aabb × AABb
Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, trong các phép lai sau đây, có bao nhiêu phép lai phù hợp với tất cả các thông tin trên?
A. 2 B. 4 C. 5 D. 3
Câu 12: Để xác định một gen quy định cho một tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể thường, nhiễm sắc thể giới tính hay ở tế bào chất, người ta dùng phương pháp
A. lai thuận nghịch B. lai phân tích.
C. phân tích cơ thể lai. D. tự thụ phấn hay giao phối cận huyết.
Câu 13: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu không đúng khi giải thích thành công trong “phương pháp phân tích các thế hệ lai của G.Menđen?
(1) Đối tương nghiên cứu là Đậu Hà Lan thuận lợi cho việc nghiên cứu trên số lượng lớn cá thể.
(2) Khác các nhà khoa học cùng thời, G.Menđen theo dõi sự di truyền riêng rẽ của các tính trạng qua nhiều thế hệ kế tiếp.
(3) G. Menđen đã sư dụng toán xác suất và thống kê trong nghiên cứu của mình.
(4) G Men đen phát hiện ra tính trạng do gen quy định và chúng tồn tại thành cặp tưong đồng.
A. 4 B. 2 C. 3 D. 1
Câu 14: Để kiểm tra độ thuần chủng của cơ thể đem lai, G.Menđen đã sử dụng
A. phép lai thuận nghịch, B. phép lai khác dòng.
C. phép lai xa. D. phép lai phân tích.
Câu 15: Trong các kiểu gen sau, có bao nhiêu kiểu gen dị hợp ?
(1).Aa (2).AAbb (3). AABb 4). AaBBXMXm
A. 1 B. 4 C. 2 D. 3
Câu 16: Trong phép lai giữa hai cá thế có kiểu gen AaBBDd × aaBbDd (mỗi gen quy định một tính trang, các gen trội hoàn toàn) thu được kết quả
A. 4 loại kiểu hình : 12 loại kiểu gen. B. 8 loại kiểu hình : 27 loại kiểu gen.
C. 8 loại kiểu hình : 12 loại kiểu gen. D. 4 loại kiểu hình : 8 loại kiểu gen.
Câu 17: Quy luật phân ly độc lập góp phần giải thích hiện tượng?
A. Biến dị vô cùng phong phú ở các loài giao phối.
B. Hoán vị gen
C. Đột biến gen
D. Các gen phân ly ngẫu nhiên trong giảm phân và tổ hợp tự do trong thụ tinh.
Câu 18: Trong trường hợp gen trội hoàn toàn, tỷ lệ phân ly tính trạng 1:1 ở đời con là kết quả của phép lai nào sau đây
A. Aa × aa B. AA ×Aa C. Aa × Aa D. AA × aa
Câu 19: ở người, nhóm máu ABO do gen có 3 alen IA, IB, IO quy định. Mẹ có nhóm máu AB, sinh con có nhóm máu AB, nhóm máu nào dưới đây chắc chắn không phải nhóm máu của người bố?
A. Nhóm máu B B. Nhóm máu A C. Nhóm máu O D. Nhóm máu AB
Câu 20: Điều kiện cơ bản đảm bảo cho sự di truyền độc lập các cặp tính trạng là
A. các gen trội phải lấn át hoàn toàn gen lặn để F2 có tỉ lệ kiểu hình 9: 3: 3: 1.
B. số lượng và sức sống của đời lai phải lớn để F2 có tỉ lệ kiểu gen (1: 2: 1)2.
C. Các cặp gen quy định các cặp tính trạng phải nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau.
D. các gen tác động riêng rẽ lên sự hình thành tính trạng.
Câu 21: Hai cặp alen Aa, Bb sẽ phân li độc lập với nhau trong quá trình giảm phân hình thành giao tử nếu chúng
A. nằm trên các cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau.
B. tương tác qua lại với nhau để cùng quy định 1 tính trạng,
C. cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể giới tính.
D. cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường.
Câu 22: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho tỉ lệ kiểu gen 1:1:1:1?
A. Aabb × aaBB B. AbaB x abab C. Ababx aabb D. AaBb × aaBb
Câu 23: Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phép lai AaBb × aabb cho đời
con có bao nhiêu loại kiểu gen?
A. 1 B. 3 C. 4 D. 2
Câu 24: Trong phép lai giữa hai cá thể có kiểu gen: AaBbDdEeHh × aaBBDdeehh. Các cặp gen quy định các tính trạng khác nhau nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau. Tỷ lệ đời con có kiểu hình trội về tất cả 5 tính trạng trên là
A. 1/128 B. 9/128 C. 3/32 D. 9/64
Câu 25: Quy luật phân li độc lập thực chất nói về
A. sự phân li kiểu hình theo tỉ lệ 9:3:3:1.
B. sự tổ hợp các alen trong quá trình thụ tinh
C. sự phân li độc lập của các tính trạng.
D. Sự phân li độc lập của các cặp alen trong quá trình giảm phân.
Câu 26: Ở đậu Hà Lan, alen A quy định tính trạng hạt vàng trội hoàn toàn so với alen a quy định tính trạng hạt xanh. Phép lai nào sau đây cho đời con có tỉ lệ kiểu hình 1 hạt vàng : 1 hạt xanh?
A. AA × Aa B. Aa × Aa C. AA × aa D. Aa × aa
Câu 27: Phương pháp phân tích cơ thể lai của Menđen gồm các bước:
(1) Cho P thuần chủng khác nhau về một hoặc hai tính trạng lai với nhau.
(2) Tiến hành thí nghiệm chứng minh giả thiết.
(3) Sử dụng toán xác suất thống kê phân tích kết quả lai rồi đưa ra giả thuyết.
(4) Tạo các dòng thuần chủng khác nhau về một hoặc hai tính trạng tương phản. Thứ tự đúng là:
A. (4) → (1) → (3) → (2) B. (1) → (2) → (3) → (4)
C. (4) → (3) → (2) → (1) D. (1) → (3) → (2) → (4)
Câu 28: Kết quả phép lai thuận, nghịch giống nhau trong quy luật di truyền?
A. Hoán vị gen B. Phân li độc lập.
C. Liên kết với giới tính D. Di truyền ngoài nhân.
Câu 29: Ở sinh vật lưỡng bội, trong trường hợp một gen qui định một tính trạng, tính trội là trội hoàn toàn, không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phép lai AaBBDd × AabbDd cho đời con có bao nhiêu loại kiểu hình?
A. 2 B. 4 C. 6 D. 9
Câu 30: Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội không hoàn toàn. Theo lí thuyết, phép lai Aa × Aa cho đời con có
A. 3 loại kiểu gen, 2 loại kiểu hình. B. 3 loại kiểu gen, 3 loại kiểu hình.
C. 2 loại kiểu gen, 2 loại kiểu hình. D. 4 loại kiểu gen, 3 loại kiểu hình.
Câu 31: Ở một loài thực vật, tính trạng màu hoa do hai gen quy định theo kiểu tương tác bổ sung: kiểu gen có cả hai loại alen trội A và B quy định hoa đỏ, kiểu gen chỉ có một loại alen trội A hoặc B quy định hoa hồng, kiểu gen aabb quy định hoa trắng. Cho
cây hoa đỏ lai với cây hoa hồng thu được F1 gồm 75% cây hoa đỏ và 25% cây hoa hồng. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phép lai phù hợp với các thông tin trên?
A. 2 phép lai. B. 1 phép lai. C. 6 phép lai. D. 4 phép lai.
Câu 32: Trong nội dung học thuyết của mình, Menđen đã không đề cập đến nội dung nào sau đây?
A. Có sự phân li đồng đều của các nhiễm sắc thể về các giao tử trong quá trình giảm phân.
B. Có sự phân li đồng đều của các nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền về các giao tử.
C. Trong tế bào các nhân tố di truyền không hòa trộn vào nhau.
D. Mỗi tính trạng do 1 cặp nhân tố di truyền quy định.
Câu 33: Trong các thí nghiệm của Menđen về lai một tính trạng, khi lai bố mẹ thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản được F1, cho F1 tự thụ phấn thì tỉ lệ kiểu hình ở F2 là
A. 3 trội : 1 lặn. B. 100% kiểu hình trội.
C. 100% kiểu hình lặn. D. 1 trội : 1 lặn.
Câu 34: Ở một loài thực vật, chiều cao cây được quy định bởi 3 gen nằm trên các NST khác nhau, mỗi gen có 2 alen. Những cá thể chỉ mang alen lặn là những có thể thấp nhất với chiều cao 150 cm. Sự có mặt của mỗi alen trội trong kiểu gen sẽ làm cho cây tăng thêm 10 cm. Cho cây cao nhất lai với cây thấp nhất được F1. Cho các cây F1 lai với cây cao nhất. Tính theo lý thuyết, tỷ lệ phân li kiểu hình ở đời F2 là?
A. 1:1:1:1 B. 1: 3: 3:1 C. 1: 4: 4:1 D. 9: 3: 3:1.
Câu 35: Ở một loài động vật, màu sắc lông do 2 lôcut nằm trên 2 cặp NST thường khác nhau chi phối. Kiểu hình của cá thể được chi phối theo mô hình, khi có đồng thời cả hai loại alen trội A và B thì cho lông đỏ, khi chỉ có một loại alen trội A hoặc B thì cho lông hồng, còn khi không có alen trội nào thì cho lông trắng. Cho cá thể lông hồng thuần chủng giao phối với cá thể lông đỏ (P), thu được F1 gồm có tỷ lệ lông đỏ: lông hồng= 1:1. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lý thuyết, trong các phép lai sau đây, số phép lai phù hợp với tất cả các thông tin trên?
(1) AAbb × AaBb (2) aaBB × AaBb
(3) AAbb × AaBB. (4) AAbb × AABb
(5) aaBb × AaBB (6) Aabb × AABb .
A. 4 B. 5 C. 2 D. 3
Câu 36: Ở một loài thực vật, các gen quy định các tính trạng phân ly độc lập và tổ hợp tự do. Cho cơ thể có kiểu gen AaBb tự thụ phấn thì tỷ lệ kiểu gen aabb ở đời con là
A. 2/16 B. 1/16 C. 9/ 16 D. 3/16
Câu 37: Theo quy luật phân ly độc lập của Menđen với các gen trội là trội hoàn toàn. Nếu P thuần chủng khác nhau bởi n cặp tính trạng tương phản thì tỷ lệ kiểu hình ở đời con khi bố mẹ dị hợp là:
A. (3:1)n B. (1:1)n C. 9:3:3:1 D. (1:2:1)n
Câu 38: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Phép lai P; Aabbd × AaBbDd tạo ra F1 có số cá thể mang kiểu hình khác P chiếm tỉ lệ:
A. 7/16 B. 9/32 C. 18/32 D. 23/32
PHẦN II: BÀI TẬP TỰ LUẬN
Bài tập 1: Ở chuột 2 cặp tính trạng màu lông và chiều dài đuôi do 2 cặp gen nằm trên NST thường phân li độc lập và không có tính trạng trung gian. Biết lông đen là tính trạng trội hoàn toàn so với lông nâu và đuôi ngắn là tính trạng trội hoàn toàn so với đuôi dài.
Cho chuột P thuần chủng khác nhau về 2 cặp tính trạng tương phản màu lông và chiều dài đuôi giao phối với nhau thu được F1, tiếp tục cho F1 tạp giao với nhau thu được F2.
a. Hãy lập sơ đồ lai từ P -> F2.
b. Nếu cho F1 nói trên lai phân tích thì kết quả thu được sẽ như thế nào?
Bài tập 2: Cho giao phấn giữa hai cây thuần chủng thu được F1 đồng loạt có KH giống nhau. Tiếp tục cho F1 giao phấn với nhau, F2 thu được kết quả như sau: 360 cây quả đỏ, chín sớm : 120 cây có quả đỏ, chín muộn : 123 cây có quả vàng, chín sớm : 41 cây có quả vàng, chín muộn.
a. Hãy xác định tính trạng trội, lặn và qui ước gen cho mỗi cặp tính trạng nói trên?
b. Lập sơ đồ lai từ P -> F2?
Bài tập 3: Ở một dạng bí, tính trạng quả tròn trội hoàn toàn so với quả dài; lá to trội hoàn toàn so với quả nhỏ. Hai cặp tính trạng nói trên di truyền phân li độc lập với nhau. Cho giao phấn giữa cây thuần chủng có quả tròn, lá nhỏ với cây thuần chủng có quả dài, lá to thu được F1. Tiếp tục cho F1 giao phấn với cây khác thu được F2 kết quả như sau: 37,5% số cây có quả tròn, lá to : 37,5% số cây có quả tròn, lá nhỏ: 12,5% số cây có quả dài, lá to : 12,5% số cây có quả dài, lá nhỏ.
- Lập sơ đồ lai từ P -> F1
- Biện luận để xác định KG, KH của cây đã giao phấn với F1 và lập sơ đồ lai.
CHƯƠNG : AND VÀ GEN
PHẦN I: TRẮC NGIỆM
Câu 1. Tính đặc thù của ADN do yếu tố nào sau đây qui định?
A. Số lượng, thành phần, trình tự sắp xếp các nucleotit trong phân tử ADN.
B. Khối lượng phân tử trong nhân tế bào.
C. Tỉ lệ trong phân tử ADN.
D. A + G = G + X.
Câu 2. Nguyên tắc bổ sung trong cấu trúc của ADN dẫn đến kết quả:
A. A = X, G = T. B. A = G, T = X. C. A + T = G + X. D. A + G = T + X.
Câu 3. Vật chất di truyền ở cấp độ tế bào là:
A. ADN. B. ARN. C. Nhiễm sắc thể. D. Prôtêin.
Câu 4. Câu phát biểu nào sau đây về ADN là sai:
A. Chứa thông tin di truyền. B. Có khả năng tự nhân đôi.
C. Có khả năng bị đột biến. D. Là vật chất di truyền ở mức độ tế bào
Câu 5. Loại ARN nào sau đây có chức năng trực tiếp truyền đạt thông tin di truyền:
A. tARN. B. rARN. C. mARN. D. mARN và tARN.
Câu 6. Điều nào sau đây nói về ARN là sai:
A. Có khối lượng, kích thước lớn hơn ADN. B. Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.
C. Chỉ có cấu tạo một mạch đơn. D. Các đơn phân liên kết với nhau bằng liên kết hóa trị.
Câu 7. Đơn phân của ARN là:
A. axit amin. B. nucleotit. C. glucô. D. ribôzơ (đường 5 C).
Câu 8. Bậc cấu trúc không gian nào sau đây có vai trò chủ yếu xác định tính đặc thù về cấu trúc hóa học của prôtêin ?
A. Cấu trúc bậc 1. B. Cấu trúc bậc 2. C. Cấu trúc bậc 3. D. Cấu trúc bậc 4.
Câu 9. Vật chất di truyền của cơ thể là:
A. ADN và NST. B. Prôtêin. C. mARN, tARN, rARN. D. Ribôxôm.
Câu 10. Sự biểu hiện tính trạng của con giống với bố mẹ là do:
A. Kiểu gen của con giống với kiểu gen của bố mẹ
B. ADN của con giống với ADN của bố mẹ
C. mARN của con giống với mARN của bố mẹ
D. Protein của con giống với protein của bố mẹ
Câu 11. Phân tử ARN được tổng hợp có trình tự các nuclêotit:
A. Bổ sung với mạch mã gốc C. Bổ sung với mạch mã gốc trong đó T được thay bằng U
B. Bổ sung với mạch mã sao D. Bổ sung với mạch mã sao trong đó A được thay bằng U
Câu 12. Thành phần nào sau đây không tham gia trực tiếp trong quá trình dịch mã ?
A. mARN. B. ADN C. tARN D. Ribôxôm.
Câu 13. Tính đa dạng của prôtêin được quy định bởi :
A. Nhóm amin của các axit amin. B. Nhóm R- của các axit amin.
C. Liên kết peptit. D. Số lượng, thành phần và trật tự axit amin trong phân tử prôtêin.
Câu 14. Phân tử prôtêin có thể bị biến tính bởi :
A. Liên kết phân cực của các phân tử nước. B. Nhiệt độ cao.
C. Sự có mặt của khí O2. D. Sự có mặt của khí CO2.
Câu 15. Nếu một đoạn mạch của ADN có trình tự nuclêôtit là ATTTGX, thì trình tự của đoạn mạch bổ sung sẽ là:
A. GXAAAT B. ATTTGX C. TAAAXG D. TUUUXG
Câu 16. Nếu chuỗi xoắn kép ADN có 100 cặp nucleotit và chứa 25 adenin thì số guanin trong chuỗi xoắn kép đó là bao nhiêu? A. 25 B. 150 C. 75 D. 50
Câu 17. Hai mạch đơn của chuỗi xoắn kép ADN liên kết với nhau bằng loại liên kết nào?
A. liên kết hidro B. liên kết ion C. cầu disunphit D. liên kết cộng hóa trị
Câu 18. Một nucleotit được cấu tạo từ các thành phần nào?
A. một nhóm photphat, một bazơ nitơ, và một hidrocacbon
B. một nhóm photphat, một bazơ nitơ, và một đường 5 C
C. một glixerol, một bazơ nitơ, và một đường 5 C
D. một nhóm amin, một bazơ nitơ, và một đường 5 C
Câu 19. Loại axit nucleeic tham gia vào cấu trúc NST là: A. ADN B. mARN C. tARN D. rARN
Câu 20. Mối quan hệ giữa gen và tính trạng được thể hiện theo sơ đồ nào dưới đây?
A. Gen à prôtêin à tính trạng B. Gen à mARN à tính trạng
C. Gen à mARN à prôtêin à tính trạng D. Gen à protein à mARN à tính trạng
Câu 21. Chiều dài trung bình của một nuclêôtit là A. 340Ao B. 3,4 Ao C. 17Ao D. 1,7Ao
Câu 22. Tính đặc thù của mỗi loại ADN do yếu tố nào sau đây quy định?
A. Hàm lượng ADN trong nhân tế bào.
B. Số lượng các nuclêôtit
C. Số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong phân tử ADN
D. Tỉ lệ (A + T)/ (G +X ) trong phân tử ADN
Câu 23. Tính đa dạng của ADN do yếu tố nào sau đây quy định?
A. Trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong cấu trúc của ADN
B. Số lượng, thành phần các nuclêôtit trong cấu trúc của ADN
C. Hàm lượng ADN trong nhân tế bào.
D. Số lượng các nuclêôtit
Câu 24. Nguyên tắc bổ sung trong cấu trúc của ADN dẫn đến hệ quả :
A. A = X, G = T B. A + T = G + X
C. A + G = T + X D. A + X + T = X + T + G
Câu 25. Nguyên tắc bổ sung trong cấu trúc của ADN dẫn đến hệ quả :
A. A = X, G = T B. A + T = X + G
C. A = T, G = X D. G + T +X = G + A + T
Câu 26. Một phân tử ADN có tổng số nuclêôtit là N, chiều dài L của phân tử ADN đó bằng:
A. L = N. 3,4Ao B. L =Ao C. L = . D. L = 2. N. 3,4Ao
Câu 27. Chiều dài của một phân tử ADN là 6.800.000Ao, ADN đó có tổng số nuclêôtit là :
A. 2.000.000 B. 4.000.000 C. 3.400.000 D. 1.700.000
Câu 28. Một phân tử ADN có tổng số nuclêôtit là 1.200.000, biết loại T = 200.000. Vậy số nuclêôtit loại X là bao nhiêu?
A. X = 1.000.000 B. X = 500.000 C. X = 400.000 D. X = 800.000
Câu 29. Đường kính vòng xoắn giữa 2 mạch đơn của phân tử ADN là:
A. 0.2Ao B. 2Ao C. 20Ao D. 200Ao
Câu 30. Một phân tử ADN có 18000 nuclêôtit. Vậy số chu kì xoắn của phân tử ADN đó là
A. 900 B. 1800 C. 3600 D. 450
Câu 31. Cấu trúc không gian của phân tử ADNcó đặc điểm :
A. 1 chuỗi xoắn đơn, xoắn đều quanh 1 trục từ trái sang phải
B. 1 chuỗi xoắn kép, xoắn đều quanh 1 trục từ trái sang phải
C. 2 chuỗi xoắn đơn, xoắn đều quanh 1 trục từ phải sang trái
D. 2 chuỗi xoắn kép, xoắn đều quanh 1 trục từ phải sang trái
Câu 32. Số nuclêôtit trong 1 chu kì xoắn của phân tử ADN là:
A. 10. B. 20. C. 40 D. 80
Câu 33. Một đoạn phân tử ADN có 10 chu kì xoắn, thì tổng số nuclêôtit của phân tử ADN này là:
A. 20 B. 100 C 200 D. 400
Câu 34. Phân tử ADN coù 20 chu kyø xoaén. Chieàu daøi cuûa ADN naøy là :
A. 340A° B. 680A° C. 34A° D. 20A°
Câu 35. Phân tử ADN có tỉ lệ % của nucleotit loại A là 20%, trường hợp nào sau đây là đúng?
A. %A + %G = 60% B. %A + %T = 50%
C. %X = %G = 80% D. %G = % X = 30%
Câu 36. Một đoạn mạch đơn của phân tử ADN có trình tự sắp xếp như sau:
- A - G - X - T - A - X - G - T -
Đoạn mạch đơn bổ sung với nó có trình tự như thế nào?
A. - U - X - G - A - U - G - X - A- B. - A- X - G - A - A - G - X - A-
C. - U - X - T - A - U - G - T - A- D. - T - X - G - A - T - G - X - A-
Câu 37. Nguyên tắc bổ sung trong cấu trúc của phân tử ADN là:
A. Các nuclêôtit giöõa 2 mạch ñôn liên kết với nhau thaønh töøng caëp: A liên kết với G và T liên kết với X.
B.Các nuclêôtit giöõa 2 mạch ñôn liên kết với nhau thaønh töøng caëp : A liên kết với T và G liên kết với X.
C.Các nuclêôtit liên kết với nhau theo chiều dọc bằng các liên kết hiđrô
D. Các nuclêôtit giữa 2 mạch ñôn liên kết với nhau thaønh töøng caëp : A liên kết với X và T liên kết với G
Câu 38. ADN vừa có tính đa dạng, vừa có tính đặc thù vì:
A. Cấu tạo từ các nguyên tố: C, H, O, N, P.
B. Cấu truùc theo nguyên tắc ña phaân, mà đơn phân là các axit amin
C. Cấu truùc theo nguyên tắc bán bảo toàn, có kích thước lớn và khối lượng lớn
D. Cấu truùctheo nguyên tắc đa phân vôùi 4 loại ñôn phaân : A, T, G, X.
Câu 39. Một phân tử ADN có 8 .400.000 nuclêôtit, số nuclêôtit trong mỗi mạch đơn là :
A. 2.100.000 B. 4.200.000 C. 8.400.000 D. 16.800.000
Câu 40. Một phân tử ADN có chiều dài 4080 Ao . Phân tử đó có bao nhiêu chu kì xoắn?
A. 120 B. 1.360 C. 240 D. 204
PHẦN II: BÀI TẬP TỰ LUẬN
Bài 1 : Một gen có 60 vòng xoắn và có chứa 1450 liên kết hyđrô. Trên mạch thứ nhất của gen có 15% ađênin và 25% xitôzin. Xác định :
1. Số lượng và tỉ lệ từng loại nuclêôtit của gen.
2. Số lượng và tỉ lệ từng loại nuclêôtit của gen trên mỗi mạch gen.
Bài 2: Một gen dài 4080 Aº và có 3060 liên kết hiđrô.
1. Tìm số lượng từng loại nuclêôtit của gen.
2. Trên mạch thứ nhất của gen có tổng số giữa xitôzin với timin bằng 720, hiệu số giữa xitôzin với timin bằng 120 nuclêôtit. Tính số lượng từng loại nuclêôtit trên mỗi mạch đơn của gen.
3. Gen thứ hai có cùng số liên kết hyđrô với gen thứ nhất nhưng ít hơn gen thứ nhất bốn vòng xoắn.
Xác định số lượng từng loại nuclêôtit của gen thứ hai.
Bài 3: Hai gen dài bằng nhau:
- Gen thứ nhất có 3321 liên kết hyđrô và có hiệu số giữa Guanin với một loại nuclêôtit khác bằng 20% số nuclêôtit của gen.
- Gen thứ hai nhiều hơn gen thứ nhất 65 Ađênin.
Xác định:
1. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen thứ nhất.
2. Số lượng và tỉ lệ từng loại nuclêôtit của gen thứ hai.
NỘI DUNG ÔN TẬP LỚP 8
TUẦN HOÀN
Câu 1:Hãy giải thích vì sao tế bào hồng cầu ở người không có nhân còn tế bào bạch cầu thì có nhân?
Câu 2: Tim của 1 người trong12 giờ đã đẩy đi được 5040 lít máu đi nuôi cơ thể. Trong 1 chu kì tim, tâm thất trái mỗi lần co bóp đẩy đi 140ml máu và tỉ lệ thời gian của pha nhĩ co: pha thất co: pha dãn chung là 1:3:4. Hãy tính
- Số lần mạch đập trong 1 phút
- Thời gian hoạt động của 1 chu kì tim
- Thời gian của mỗi pha trong 1 chu kì tim?
Câu 3: Một người có 5 lít máu, bình thường hàm lượng Hb trong máu khoảng 15 gam/100 ml máu có khả năng liên kết với 20 ml ô xi
- Hỏi người bình thường cơ thể có bao nhiêu ml ô xi trong máu?
- Khi người ấy sống ở vùng núi cao, độ cao là 4000 m thì hàm lượng Hb tăng hay giảm? Vì sao?
- So với khi sống ở đồng bằng thì khi sống ở núi cao, nhịp tim, nhịp thở tăng hay giảm? Vì sao?
Câu 4: Người ta vẽ đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa 3 đại lượng là: huyết áp, vận tốc máu, và đường kính chung hệ mạch (hình dưới). Em hãy cho biết đồ thị A, B, C biểu diễn đại lượng nào nói trên? Vì sao?
Câu 5: Cho biết tâm thất mỗi lần co bóp đẩy đi 87,5 ml máu và trong một ngày đêm đã đẩy đi được 7560 lít máu. Thời gian của pha dãn chung bằng 1/2 chu kì co; thời gian pha co tâm nhĩ bằng 1/3 thời gian pha co tâm thất. Hỏi :
a) Số lần mạch đập trong một phút ?
b) Thời gian hoạt động của một chu kì tim ?
c) Thời gian hoạt động của mỗi pha: co tâm nhĩ; co tâm thất; giãn chung.
Câu 6: Nêu nguyên tắc truyền máu? Tại sao trong truyền máu người ta chỉ quan tâm đến tránh để hồng cầu người cho không bị kết dính bởi huyết tương người nhận chứ không quan tâm đến việc hồng cầu người nhận có bị kết dính bởi huyết tương người cho hay không?
Giả sử 1 bệnh nhân bị mất máu nặng, nếu không qua thử máu phải truyền máu ngay, bác sĩ sẽ quyết định truyền máu nào? Vì sao? Trong thực tế bác sỹ có làm như vậy không? Vì sao?
Câu 7: Có 4 người là Hoa, Huệ, Hồng, Nhung có nhóm máu khác nhau. Lấy máu của Hoa hoặc Hồng truyền cho Huệ thì bình thường, lấy máu của Hồng truyền cho Hoa hoặc Nhung truyền cho Hồng thì xảy ra tai biến, còn máu của Hoa truyền cho Hồng vẫn bình thường. Xác định nhóm máu của bốn người nói trên ?
HÔ HẤP
Câu 1: Thể tích khí trong phổi khi hít vào bình thường gấp 7 lần thể tích khí lưu thông. Thể tích khí trong phổi sau khi hít vào tận lực là 5200ml, dung tích sống là 3800ml, thể tích khí dự trữ 1600ml. Hãy tính:
- Thể tích khí trong phổi sau khi thở ra gắng sức
- Thể tích khí trong phổi sau khi hít vào bình thường.
Câu 2: Gọi X là khí chứa trong phổi sau khi hít vào bình thường; Y là khí chứa trong phổi sau khi thở ra bình thường; A là khí chứa trong phổi sau khi hít vào gắng sức; B là khí chứa trong phổi sau khi thở ra gắng sức. Hãy tính :
a) Thể tích khí lưu thông.
b) Thể tích khí bổ sung. Theo X ; Y ; A ; B .
c) Thể tích khí dự trữ.
d) Dung tích sống.
Câu 3: Một người hô hấp bình thường là 18 nhịp/ phút, mỗi nhịp hít vào với 1 lượng khí là 420ml không khí. Khi người ấy luyện tập hô hấp sâu 12 nhịp / phút, mỗi nhịp hít vào là 620ml không khí.
- Tính lượng khí lưu thông, khí vô ích ở khỏang chết, khí hữu ích ở phế nang của người hô hấp thường và hô hấp sâu.
- So sánh lượng khí hữu ích giữa hô hấp thường và hô hấp sâu.
- Ý nghĩa của việc hô hấp sâu?
Biết rằng lượng khí vô ích ở khoảng chết của mỗi nhịp hô hấp là 150ml.