Trường THCS Phú Thị thực hiện chuyên đề cấp huyện: “Danh nhân văn hoá Thăng Long –Hà Nội” với chủ đề sử dụng di sản trong giáo dục truyền thống tại địa phương
Thực hiện Chương trình 06 ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025”.Thực hiện công văn số 264/GD&ĐT của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Gia Lâm ngày 30 tháng 10 năm 2024 về hướng dẫn trọng tâm công tác tháng 11 năm 2024.
Trường THCS Phú Thị tổ chức chuyên đề cấp huyện môn Giáo dục địa phương (GDĐP) “Danh nhân văn hoá Thăng Long –Hà Nội” với chủ đề sử dụng di sản trong giáo dục truyền thống tại địa phương. Chuyên đề được thực hiện tại tại không gian mở khu Nhà tưởng niệm danh nhân Cao Bá Quát tại thôn Phú Thụy xã Phú Thị huyện Gia Lâm thành phố Hà Nội. Phụ trách lên giờ dạy là cô giáo Nguyễn Thị Thuần- Tổ KHXH cùng tập thể học sinh lớp 7A1.
Về dự buổi chuyên đề của trường THCS Phú Thị , về phía PGD : Cô Nguyễn Thị Phượng - Chuyên viên PGD&ĐT trưởng khối THCS huyện Gia Lâm. Cô Vũ Thị Lan Anh - BTCB, Hiệu trưởng nhà trường. Cô Tạ Thúy Hà - Phó BTCB, Phó hiệu trưởng nhà trường. Đại biểu xã ông Nguyễn Văn Kích đại diện ĐU, HĐND, UBND xã Phú Thị. Ông Trần Huy Đào BTCB, trưởng thôn Phú Thuỵ ( trưởng tiểu ban di tích). Ông Lê Văn Quang phó thường trực tiểu ban di tích. Các ông bà đại diện trong CLB thơ Cao Bá Quát, CLB thư pháp. Cùng với hơn 100 giáo viên là TPT, giáo viên bộ môn GDĐP và hơn 40 thầy cô của trường THCS Phú Thị.
Với phong cách lên lớp tự tin, làm chủ bài dạy và kinh nghiệm chuyên môn vững vàng, cô giáo Nguyễn Thị Thuần đã giúp các em học sinh lớp 7A1 , cũng như các thầy cô tham dự trong buổi chuyên đề có cái nhìn nét khái quát về con người, cuộc đời, sự nghiệp của danh nhân Cao Bá Quát .Trong tiết học, cô trò đã cùng nhau tìm hiểu, học sinh được diễn kịch một giai thoại về danh nhân Cao Bá Quát, thuyết trình về thân thế, con người, cuộc đời của danh nhân Cao Bá Quát. Cao Bá Quát là người làng Phú Thuỵ, xã Phú Thị Gia Lâm- Hà Nội. Ông có chí học hành từ nhỏ, thông minh hoc một biết mười mà vẫn miệt mài học. Đường thi cử của Cao Bá Quát rất lận đận. Cao Bá Quát là người rất bản lĩnh, sống đời thanh bần và luôn coi thường những kẻ khom lưng, luồn cúi để đc giàu sang.Ông đã dũng cảm đứng vào hang ngũ nông dân cực khổ và trở thành linh hồn của cuộc khởi nghĩa Mĩ Lương và hi sinh. Cô và trò cùng nhau tìm hiểu những tác phẩm tiêu biểu mà ông để lại. Để tiết học trở nên sổi nổi và hứng thú cô còn tổ chức trò chơi “ Rung chuông vàng” với những câu hỏi về Danh nhân Cao Bá Quát và quê hương Phú Thị. Các bạn học sinh chuẩn bị bài rất cẩn thận và chu đáo, các em còn tự sáng tác một bài vè về danh nhân Cao Bá Quát. Sau đó các bạn học sinh đã trở thành hướng dẫn viên giới thiệu quần thể khu di tích tưởng niệm danh nhân Cáo Bá Quát, cùng các thầy cô đi tham quan khu di tích.
Chuyên đề giáo dục địa phương diễn ra thành công rực rỡ. Với sự chuẩn bị kĩ càng, có tính chuyên môn cao. Tại chuyên đề, có rất nhiều kiến thức đổi mới cung cấp thêm kiến thức, kĩ năng cho môn học này. Học giáo dục địa phương giúp cho học sinh hiểu rõ hơn về nơi mình sinh ra và lớn lên, tìm hiểu về nét đẹp văn hoá truyền thống văn hóa, danh nhân của địa phương mình, quê hương Phú Thị thân yêu . Tìm về được cội nguồn dân tộc, thêm yêu những giá trị, danh nhân, con người, di sản, thành tựu văn hoá, dân gian mà địa phương mình đã gìn giữ từ đời này qua đời khác. Giúp cho học sinh có kiến thức để tự tin giới thiệu với bạn bè quốc tế về quê hương mình. Bồi dưỡng cho học sinh lòng tự hào về truyền thống lịch sử, khâm phục kính yêu với những danh nhân của của quê hương, đất nước. Mỗi học sinh thêm hiểu, tự hào, có ý thức bảo vệ, giữ gìn di tích lịch sử, di sản văn hóa cha ông để lại.
Cuối tiết học, dưới sự chủ trì của cô Nguyễn Thị Phượng - chuyên viên PGD&ĐT trưởng khối THCS và cô Vũ Thị Lan Anh - Hiệu trường nhà trường đã tổ chức thảo luận rút kinh nghiệm, cũng như chỉ đạo chuyên môn cho những buổi chuyên đề cấp huyện lần sau.
Dưới đây mà một số hình ảnh của chuyên đề